Đồ thờ Vũ Lăng làng nghề sản xuất hoành phi, câu đối, ngai, kiệu, tạc tượng, uy tín của một làng nghề cổ truyền

Làng nghề Vũ Lăng sản xuất đồ thờ, tạc tượng, uy tín của một làng nghề cổ truyền

Mặt bằng chung của đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, “phú quý” nhiều hơn và theo đó “lễ nghĩa” cũng được chú trọng hơn. Để đền đáp lại cái “lộc” của đời, của thời, của tổ tiên, người ta không so đo hơnthiệt để sắm sửa các phương tiện phục vụ đời sống tâm linh cho cả cộng đồng và gia đình.  

 

Đó là cơ hội và tiềm năng để người dân thôn Vũ Lăng (xã Dân Hoà, Thanh Oai) phát triển kinh tế.

Giữa không gian thanh bình, yên ả của làng quê, Vũ Lăng “nổi” hẳn với tiếng ầm ì, rộn ràng của tiếng máy cưa, máy xẻ, tiếng rìu, đục và những đống gỗ mít thâm trầm phơi mình lắng tụ tinh hoa trời đất. Không ai cảm thấy khó chịu vì tình trạng “mất trật tự” nơi đây, bởi ngoài 20% thoát ly, số còn lại của 415 hộ trong thôn đều tham gia làm nghề mộc với các sản phẩm cao cấp phục vụ đời sống tâm linh như tượng Phật, hoành phi câu đối, bàn thờ, ngai thờ…


Đồn thờ Vũ Lăng y tín một làng nghề 

Mang tiếng là nghề mộc, nhưng công việc của người thợ làm tượng Vũ Lăng không đơn thuần chỉ là “bào trơn đóng bén”, mà đòi hỏi bàn tay, con mắt nghệ sĩ và sự phối hợp nhịp nhàng của cả tập thể lao động suốt từ khâu phạt mộc cho đến lúc thếp bạc, thếp vàng (hoàn thiện). Tính trung bình, để hoàn thành một bức tượng ADiĐà cao khoảng 80cm, ít nhất cũng mất trên mười công. Do đó, “riêng tiền công đã mất hơn 600 ngàn/tượng. Tính tất cả mọi chi phí, giá một tượng thờ loại bình thường ở đây không dưới 6 triệu” – anh Phạm Văn Pháp, thợ làm tượng Phật cho biết. “Tuỳ từng cỡ, đặc biệt tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng (thếp bạc hay thếp vàng) mà giá của nó giao động từ sáu đến vài chục triệu” – ông Nguyễn Văn Giáp, chủ một cơ sở sản xuất bổ sung thêm.

Là địa phương sản xuất đồ thờ có tiếng của miền Bắc, sản phẩm và người thợ Vũ Lăng có mặt ở khắp các đình, chùa của Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình… Những công trình nổi tiếng như chùa Một Cột, đặc biệt là đại công trình chùa Bái Đính (Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình) cũng có sự góp mặt của 15 nghệ nhân trong làng. Nhờ bàn tay khéo léo và tên tuổi đã được khẳng định, công việc của người dân nơi đây khá ổn định với mức thu nhập bình quân khoảng 7,5 triệu/người/năm. Có được thành quả như hiện tại phải nhờ công rất lớn của các thế hệ đi trước đã dày công hun đúc chữ tín. “Ngày trước các cụ trong làng phải đi bộ, gồng gánh dụng cụ đến khắp các đình, chùa ăn nằm ở đó đến hàng năm trời làm việc. Bây giờ biết tiếng rồi, khách tự động về làng đặt mẫu mã làm ngay tại địa phương, hoặc gọi điện yêu cầu trùng tu. Công việc nhiều và nhàn hơn hẳn” – anh Nguyễn Huy Sĩ, cán bộ văn hoá xã Dân Hoà cho biết.

 

Ngoài việc làm tượng phục vụ đình chùa, những sản phẩm như hoành phi câu đối, ngai thờ, đền nến, mâm bồng, hạc… dùng cho quy mô gia đình, dòng họ cũng được những người thợ và người kinh doanh ở Vũ Lăng chú trọng. “Những năm gần đây, phong trào khôi phục lại gia phả, dòng họ lớn phát triển mạnh, cũng vì thế thị trường nội thất nhà thờ nóng hơn hẳn” – chị Nguyễn Thị Tuyết, cơ sở đồ gỗ Tuyết Dũng nhận xét. Để trang hoàng tàm tạm cho một ngôi nhà (hoặc gian) thờ, khách hàng phải bỏ ra khoảng 30 triệu, số tiền không ít. Nhưng “việc nghĩa không được tính toán” hơn thiệt, do đó riêng mặt hàng đồ thờ phục vụ người dân đã và đang là thị trường đầy tiềm năng. Để phục vụ và khai thác có hiệu quả thị trường hiện tại, 250m2 mặt bằng của gia đình chị Hương luôn được khai thác triệt để với hơn hai chục thợ ngày đêm làm việc. Ngoài chi phí gần 400 triệu đồng tiền công cho thợ và gần tỷ đồng tiền vốn, mỗi năm gia đình chị Tuyết cũng để ra “được một đôi trăm”.

 

“Hàng hoá online” – ai cũng tiện

 

Sản xuất hàng hoá trong thời đại của “thế giới phẳng” thì việc ứng dụng công nghệ thông tin cho việc quảng cáo, thiết kế mẫu mã là hết sức cần thiết và đem lại nhiều lợi ích. Chính vì vậy, ông Phạm Văn Hà không ngại đầu tư con “xách tay”, nối mạng rồi up hàng mình lên blog quảng bá, giao dịch. “Sẵn có hình trên blog, khách quen chỉ cần chọn mẫu mình thích, gọi điện đặt hàng. Chúng tôi làm đúng theo yêu cầu rồi chở hàng đến tận nơi. Họ kiểm tra. Đạt tiêu chuẩn là nhập. Ai cũng tiện” – ông Hà hồ hởi khi nói về sự kết hợp giữa cái chàng, cái đục với chiếc lap top o nline.

Trước thực trạng nhiều làng nghề đồ thờ Vũ Lăng phát triển phải chấp nhận sống chung với ô nhiễm thì cuộc sống của Vũ Lăng trong thời điểm hiện tại có thể coi là lý tưởng và bền vững. Ngoài chút ít bụi trong quá trình cưa xẻ, môi trường làm việc ở đây hoàn toàn trong lành, không bị tai nạn lao động đe doạ, tương lai phát triển còn nhiều hứa hẹn. “Kinh tế càng phát triển, nhu cầu tâm linh càng được đề cao, lễ nghĩa càngnhiều. Đó là cơ hội và tiềm năng lớn để làng Vũ Lăng tồn tại và phát triển” – ông Trần Văn Thế, Phó chủ tịch (phụ trách kinh tế) xã Dân Hoà nhận định.

Liên hệ để được tư vấn về sản phẩm đồ thờ Vũ Lăng – 0983396285

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *